Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

View Original

Thiết kế thành phố và ‘căn bệnh’ cô đơn đô thị

See this content in the original post

Bên cạnh lợi thế về cơ hội việc làm đa dạng, mức sống tốt, và điều kiện tiếp cận hàng hóa - dịch vụ chất lượng cao, cuộc sống đô thị cũng làm cho các cư dân “xa mặt cách lòng” dù chung sống rất gần nhau trong một cộng đồng. Nguyên nhân và giải pháp nào cho ‘căn bệnh’ này?

Cùng với mức phát triển vượt bậc và nhịp sống nhanh ở đô thị, sự cô đơn không còn đơn thuần là một vấn đề sức khỏe tâm lí của một cá nhân bất kì. .

Mức ảnh hưởng đến toàn xã hội của sự cô đơn tiêu cực đến mức ngang tầm một đại dịch, bất chấp phần đông chúng ta không quan tâm đến ảnh hưởng tiêu cực này; thậm chí có nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ tàn phá sức khỏe của vấn đề cô lập trong xã hội chẳng kém gì việc hút 15 điếu thuốc một ngày.

Hiện tại, cả thế giới đang đương đầu với “đại dịch cô đơn”. Nửa triệu người Nhật phải chịu đựng cảnh một mình giữa bao người, trong khi chính phủ Vương quốc Anh gần đây đã bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Cô đơn đầu tiên trên thế giới. Tại Úc, bà Fiona Patten - nghị sĩ bang Victoria - cũng đề xuất chức vụ tương tự, trong khi nghị sĩ liên bang Andrew Giles mới đây nhận định rằng “đối phó với vấn nạn cô đơn là trách nhiệm của chính quyền”.

Trước tình trạng cô đơn phủ bóng cuộc sống người thành thị - một trong những loài vật “cộng đồng” nhất trong thế giới tự nhiên, nhiều nghiên cứu được đưa ra để tìm lời giải thích. Nguyên nhân phổ biến nhất nằm ở “phong cách xây dựng thành thị theo hướng hạn chế giao thiệp xã hội” (theo lời một báo cáo của Viện Nghiên cứu Grattan tại Úc).

Cố Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng nhận định rằng “chính những công trình ta xây nên sẽ định hình con người ta”. Thực tế cho ta thấy điều gì: một buồng thang máy chật chội những người chẳng hề hé với nhau nửa lời và đầy ắp im lặng đáng sợ, so với một khoảnh sân chơi rộng lớn - nơi có những bậc phụ huynh chuyện trò với nhau.

Những môi trường nhân tạo không hẳn sẽ tạo nên sự tương tác, nhưng chúng có thể tác động với nhau - hoặc khuyến khích, hoặc ức chế. Vô tình thay, các kiến trúc sư và giới quy hoạch đang định hình những khu đô thị mà dân sở tại trở nên xa cách và… chỉ còn “ta với ta”.

Vậy làm thế nào để chữa bệnh cô đơn nơi thành thị? Làm thế nào để tạo một môi trường trong đó ai cũng có mong muốn “ở bên cạnh và chia sẻ với một (hoặc nhiều) người nào đó”?

Khoa Thiết kế của Đại học Melbourne đã tổ chức một phòng trưng bày các thiết kế sau khi nghiên cứu các phương pháp “phòng chống cô đơn” trên khía cạnh kiến trúc và quy hoạch. Dưới đây là một vài ý tưởng tiêu biểu:

1. Trái ngược với hình ảnh “lặng lẽ chờ, lủi thủi đi” ở ga tàu, nhà thiết kế Diana Ong đã tân trang ga tàu của vùng ngoại ô Ascot Vale thành nơi trưng bày những “vật dụng kích thích tương tác xã hội” để khuyến khích đối thoại và hoạt động cùng nhau.

Trong khi đó, tác giả Michelle Curnow đề xuất biến các toa tàu thành các “khoang trải nghiệm giác quan” để thu hút khách đi tàu chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật trong toa và lắng nghe câu chuyện của các khách đi tàu khác trên chuyến hành trình.

2. Nuôi thú cưng là một cách hiệu quả để xua đi nỗi cô đơn, nhưng nhiều người lại không có thời gian chăm sóc người bạn nhỏ của mình.

Với thực trạng đó, tác giả Zi Ye đã tạo ra “Puppy Society”, một ứng dụng di động kết nối một vật nuôi với nhiều người chủ - những người chủ này sẽ liên lạc và kết nối với nhau để cùng chăm sóc một con vật nuôi (ví dụ như một chú chó).

3. Dù là biểu tượng sinh động của thành phố Melbourne, những con ngõ nhỏ ở khu trung tâm thành phố lại rất vắng vẻ trong mắt cô sinh viên Denise Chan.

Cô ấy đã đưa ý tưởng những con ngõ tích hợp vườn cây công cộng, góc thư giãn, và những đồ nội thất để thu hút mọi người đến tham quan và giao lưu vào những dịp nhất định (nhưng trong giờ nghỉ trưa).

4. Ý tưởng nhà hàng do sinh viên điều hành tại Đại học Melbourne. Sinh viên sẽ được thưởng điểm khi làm việc tại nông trại vốn tạo ra thực phẩm cho nhà hàng bằng cách kết hợp thủy canh và nuôi trồng thủy sản, đổi lại sinh viên có thể dùng điểm thưởng để trả tiền ăn.

Các thực khách còn được giảm giá nếu ngồi cùng bàn, qua đó khuyến khích sinh viên trò chuyện với nhau trong bữa ăn. Ý tưởng này được đánh giá là đa năng khi kết hợp 3 lĩnh vực làm bếp, thực phẩm và nông nghiệp để tạo ra một mô hình giải quyết vấn đề tâm lí.

5. Những người già cũng là đối tượng mẫn cảm với sự cô đơn, vì thế mà dự án “Nurture” (tạm dịch là “Chăm sóc”) - một mô hình kết hợp nhà trẻ và viện dưỡng lão - ra đời. Không gian được thiết kế theo lối tự sự và trẻ trung khiến cho những bậc cao niên cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

6. Mất đi người thân cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau khổ và cô đơn vô bờ. Biết được điều này, tác giả Malak Moussaoui đưa ra sáng kiến thiết kế một vườn hoa ngay trong nghĩa trang do chính những người đi viếng trồng và chăm sóc.

Ở vườn hoa này, mọi người vừa có thể vun đắp những bông hoa để khuây khỏa tâm hồn, vừa gặp gỡ và chia sẻ những nỗi buồn cùng nhau (đó là chưa kể lợi ích kinh tế nho nhỏ khi khách đến viếng không phải bỏ tiền mua hoa ở ngoài).

Ngoài những ý tưởng độc đáo trên, còn có một vài đề xuất quen thuộc khác như tích hợp nhiều khu sinh hoạt cộng đồng trong các tòa cao ốc, hoặc tái thiết kế các siêu thị thành các công viên khổng lồ - nơi mọi người đến vừa để mua sắm và trò chuyện với nhau vào một buổi sáng Chủ nhật đẹp trời.

Các thiết kế đô thị như trên không chỉ đơn thuần xác định rõ vấn đề cô đơn cần giải quyết, mà còn cho thấy một tương lai khả thi rằng khu vực thành thị sẽ cởi mở hơn.

Quốc Huy (Theo The Conversation)

See this content in the original post

Xem thêm

See this content in the original post