Nghịch cảnh quá thừa lương thực do công nghệ quá tốt

Thế giới chưa bao giờ sản xuất được nhiều lương thực đến như vậy.

corn_field_by_libbyskipp-d3jo3ok_2.png

Nhiều nơi đang ngập trong dư thừa

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, lượng ngũ cốc (chủ yếu là ngô, đậu nành và lúa mì) tồn đọng tại các nhà kho trên thế giới đã tăng liên tục trong bốn năm qua và đạt ngưỡng kỷ lục 638 triệu tấn trong vụ mùa 2016-2017.

Ngay cả bị xảy ra thời tiết khô hạn ở Bắc Mỹ, châu Âu và Úc, thì bộ Nông nghiệp Mỹ vẫn ước tính năm nay sẽ là năm thu về sản lượng ngô, lúa mì và đậu nành toàn cầu lớn thứ hai từ trước tới nay.

Tại Canada, các dự báo cho thấy vào giữa những năm 2020, ngô sẽ là một trong những cây lương thực được sản xuất  nhiều nhất, đậu nành cũng ngày càng được trồng nhiều hơn. Trong năm 2017, diện tích đậu nành đã mức kỷ lục 7,3 triệu mẫu, tăng 75% trong vòng năm năm.

Khu vực Biển Đen, bao gồm cả Nga, Ukraine và Kazakhstan, đã góp phần không nhỏ gây ra cục diện thừa mứa ngô hiện nay.

Năm 2016, Moscow đã sản xuất được 117 triệu tấn, và nước này còn đề ra kế hoạch sản xuất 150 triệu tấn vào năm 2030.

513e9c3c-c5b3-11e5-bbaf-0bb83de8b470_1280x720.jpg

Tuy nhiên, Trung Quốc mới là nhân vật ‘đầu sỏ’ gây ra tình trạng thừa ngô hiện nay với các chính sách dự trữ phòng khi mất mùa.

Từ năm 2007, Trung Quốc đã thu mua phần lớn lượng ngô nội địa với giá cao hơn 60% giá thế giới, với mong muốn tự cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước, đồng thời kích thích sản xuất.

Chẳng bao lâu, các nhà kho của Trung Quốc đã được lấp đầy với khoảng 250 triệu tấn ngô. Theo ông Li Qiang, chuyên viên tư vấn của công ty Thượng Hải JC Intelligence Co Ltd, “Lượng ngô thế giới chủ yếu nằm ở Trung Quốc.”

Tình trạng dư thừa ngô sẽ dịu bớt đi một chút trong năm nay do khí hậu khô hạn ở Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng trên thị trường ngô, cung đã vượt xa cầu nên giá vẫn ở mức thấp.

Nguyên nhân do đâu?

 
lack of food.jpg

Một phần do tâm lý lo sợ bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt lương thực cách đây mấy năm.

 

Gần một thập kỷ trước, chưa từng có ai nghĩ về vấn đề dư thừa lương thực. Thậm chí năm 2008, giá lương thực tăng đột biến đã gây ra bạo động từ Haiti cho đến Ai Cập.

Tại Việt Nam, nỗi lo ngại thiếu đói đã khiến Chính phủ ra nghị quyết 63/2009/NQ-CP năm 2008, áp đặt diện tích trồng lúa và sản lượng xuất khẩu cho ngành nông nghiệp. Chính sách này đã dẫn tới tình trạng dư thừa gạo đến con số gần 7 triệu tấn mỗi năm.

 
8.4-Xuất-cảng-gạo-của-Việt-Nam-đang-rối-Anh.jpg
trung_tâm_nghiên_cứu_khoái_châu-09_57_19_742.jpg
 

Năm 2012, ở miền Trung Tây Hoa Kỳ - nơi sản xuất phần lớn ngô và đậu nành toàn cầu, đã hứng chịu trận hạn hán tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ, làm đất bị nứt nẻ trầm trọng và tàn phá cây trồng.

Giá ngô và đậu nành ở bang Chicago đã tăng đến mức kỷ lục do tình hình sản xuất tại Mỹ đi xuống trong nhiều năm.

Trước thực trạng đó, nông dân ở những quốc gia không có truyền thống sản xuất ngô năng suất cao như Nga, Argentina, và Brazil đã nhảy vào trồng ngô hòng thu thêm lợi nhuận.

Không chịu thua, nông nghiệp Mỹ cũng vực dậy nhanh chóng và thu hoạch ngô tới mức kỷ lục trong vòng ba năm sau đó.

Trên thế giới, các giống ngô mới được sản xuất nhiều hơn bao giờ hết, 12 quốc gia đã sản xuất được ít nhất được ít nhất 10 triệu tấn ngô hàng năm sau hạn hán.

Ngay cả nếu ngô của Mỹ hay Brazil có bị thời tiết tàn phá, thì thế giới vẫn có nguồn cung cấp từ khu vực Biển Đen và Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất vẫn là:

 
101757941-497316241.1910x1000.jpg

Công nghệ phát triển

 

Các công ty hạt giống, mỗi năm họ lại cho ra đời các loại giống tốt hơn năm trước.

Từ những năm 1990, công nghệ biến đổi gene bắt đầu nhảy vào và cho ra đời những giống ngô mới có sức sống mạnh mẽ, có khả năng chống lại sâu bọ và cả các loại hóa chất diệt cỏ.

Sau 20 năm kể từ ngày ngô lai được gieo trên đất Mỹ, năng suất đã tăng thêm 37% lên mức kỷ lục 4.435 tấn trong năm ngoái.

Những giống ngô cải tiến này cùng các loại giống khác đã đóng vai trò chủ chốt gây nên tình trạng cung vượt xa cầu hiện nay.

montana-morning-field.png

Những hệ lụy nghiêm trọng

Những giống ngô mới này vừa chống lại sâu bọ, vừa chịu được hóa chất lại sinh trưởng nhanh nên thế giới ngày càng ngập chìm trong ngũ cốc.

Được mùa nhưng thu nhập của nông dân lại giảm

Những nguồn cung dồi dào đã làm giảm giá thực phẩm toàn cầu. Theo nhà kinh tế học John Baffes tại World Bank, những vụ mùa bội thu thực ra lại có thể gây hại cho những nước nghèo do giá nông sản thấp làm giảm thu nhập của họ.

Còn theo ông Sylvain Charlebois, giáo sư đại học Dalhousie (Canada), dù được mùa nhưng lợi ích của người tiêu dùng và các quốc gia nghèo thu về lại không đáng là bao.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ngay cả khi nông dân thu hoạch nhiều mùa vụ, thì thu nhập ròng của họ trong năm nay chỉ khoảng 63,4 tỷ đô la Mỹ, khoảng một nửa thu nhập của họ trong năm 2013.

Thu nhập thấp hơn đồng nghĩa nông dân không thể bỏ ra nhiều tiền mua giống, phân bón và máy móc. Hậu quả là các công ty trong ngành nông nghiệp cũng không ngóc đầu lên được.

Doanh nghiệp xoay xở như thế nào?

Những vụ mùa ngô, lúa mì và đậu tương thừa mứa với mức giá rẻ đã làm chao đảo mô hình kinh doanh của các công ty nông nghiệp lớn nhất thế giới. Xu hướng chung của các công ty là sáp nhập lại với nhau để cố bám trụ.

Giá trị hai quỹ đầu tư nông nghiệp của Allianz Global Investors tụt dốc không phanh từ 800 triệu đô năm 2011 xuống còn 300 triệu đô trong năm nay. Nguyên nhân là do giá cây trồng giảm.

Nhà cung cấp phân bón lớn nhất thế giới, Potash Corp of Saskatchewan, đã phải đóng cửa hai mỏ kali mới nhất của mình trong năm ngoái, khiến hơn 400 người lao động mất việc làm. Giá cổ phiếu của công ty cũng xuống dốc chỉ còn một nửa kể từ đầu năm 2015. Giá trị thiệt hại ước tính khoảng 14 triệu đô la. Tình hình khó khăn đã dồn Potash vào tình thế phải hợp nhất với công ty đối thủ Agrium Inc.

MW-EN546_bayer__20160524100442_ZH.jpg

Lợi ích hàng năm của công ty thuốc trừ sâu Monsanto trong năm 2016 đạt chạm mức thấp nhất trong vòng sáu năm qua. Năm ngoái, Monsanto đã phải thỏa thuận sáp nhập với Bayer AG để thành lập công ty hạt giống và thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới.

 

Nhà máy chế biến ngũ cốc Bunge Ltd cho biết mùa hè năm nay họ sẽ cắt giảm chi phí và rao bán công ty của mình sau khi lợi nhuận giảm tới 34% mỗi quý. Sau đó Bunge đã có xác nhận sẽ sáp nhập không chính thức với tập đoàn thực phẩm Glencore Plc.

Theo ông Jonas Oxgaard, nhà phân tích tại công ty quản lý và đầu tư Bernstein, “Khi giá giảm, nông dân không thể chi trả nhiều hơn cho tiền giống và chất hóa học. Việc sáp nhập hoàn toàn là do tình trạng sản xuất quá nhiều của của các công ty này".

North_Pole_Banner.jpg

Vẫn bất chấp nhân giống và mở rộng sản xuất ra tận... Bắc Cực

Trước tình hình ảm đạm như vậy, các công ty hạt giống vẫn bất chấp, tiếp tục thực hiện các kế hoạch cây giống ngắn ngày và thậm chí còn mở rộng diện tích canh tác ra Bắc Cực.

Công ty Monsanto đang nghiên cứu cho ra đời giống ngô sinh trưởng chỉ trong 70 ngày. Ở Mỹ những năm 1960, ngô cần 120 ngày để cho thu hoạch. Còn giờ đây con số này chỉ còn 105 – 115 ngày.

Các giống ngô ngắn ngày đã mở tầm nhìn của các nhà nghiên cứu ra phía Bắc của Trái Đất.

Meriam Karlsson, giáo sư nông học của đại học Alaska Fairbanks, đã trồng hàng trăm cây ngô ở Bắc Cực vào năm 2015. Giống ngô này có thể cho thu hoạch chỉ sau 60 ngày. Ngô chỉ cao 122 – 152 cm, cho phép cây tập trung phát triển hạt, thay vì lá và thân.

Karlsson đã kỳ vọng các cây ngô này có thể sống được ở Fairbanks – cách Cực Bắc khoảng 193 km.

africa_hunger.jpg

Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra

Trong khi lương thực dư thừa tại các nhà kho trên thế giới lên tới 638 triệu tấn, thì hàng chục triệu người dân châu Phi vẫn đang vật lộn với nạn đói.

Tháng 3/2016, Liên Hợp Quốc công bố có tới 50 triệu người châu Phi cần cứu trợ lương thực cho hiện tượng El Nino gây mất mùa nghiêm trọng. Trong đó có 31 triệu người thiếu ăn ngay lúc đó, và 20 triệu người thiếu lương thực.

Theo báo cáo của FAO, số lượng người lớn thiếu đói ở Trung Đông và Bắc Phi đã lên tới 30 triệu người trong năm 2014-2015.

Tháng 3/2017, FAO cho biết có tới 60% trong tổng số 17 triệu dân Yemen đang thiếu ăn, 2/3 trong số 22 tỉnh nằm trên bờ vực nạn đói.

Trong năm 2015-2016, hơn một nửa dân số Syria cần cứu trợ lương thực khẩn cấp.

UNICEF cho biết, chỉ riêng ở Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen, hiện có 22 triệu trẻ em đang đói ăn và có nguy cơ tử vong nếu không được cứu trợ khẩn. Từ tháng 3/2017, UNICEF đã thành lập quỹ khẩn cấp 255 triệu USD để đáp ứng nhu cầu lương thực trước mắt ở những quốc gia này.

Người dân Zambia đã bỏ ra 5 ngày để vẽ lên trên cánh đồng một bức hình biểu đồ mang thông điệp: Châu Phi cần được thế giới quan tâm hơn về lương thực.

Người dân Zambia đã bỏ ra 5 ngày để vẽ lên trên cánh đồng một bức hình biểu đồ mang thông điệp: Châu Phi cần được thế giới quan tâm hơn về lương thực.

Mặc dù châu Phi chiếm tới 1/4 số đất trồng trọt toàn cầu, nhưng chỉ sản xuất ra được 10% lương thực của thế giới. Hiện nay, thay vì trồng trọt, Châu Phi đang phải bỏ ra 35 tỷ đô la để nhập khẩu lương thực.

Tất cả là do kỹ năng canh tác và công nghệ không phát triển.

2_192465.jpg

Việt Nam: Thừa gạo nhưng chi tỉ đô nhập ngô

Tại Việt Nam, tính đến hết tháng 1/2017, lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp đã lên tới gần một triệu tấn, theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

Dư thừa gạo là vậy, nhưng mỗi năm Việt Nam phải bỏ cả tỷ đô để nhập khẩu 3-4 triệu tấn ngô.

Năm 2015, sản lượng ngô nhập khẩu lên tới 7,6 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 1,6 tỷ USD. Năm 2016, tuy giá trị nhập khẩu có giảm những vẫn ở mức cao: 822 triệu USD.

Trong khi công nghệ nông nghiệp thế giới đã đẩy sản lượng ngô đến mức thừa mứa, còn Việt Nam vẫn phải nhập khẩu, thì việc đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến để cân bằng cơ cấu lương thực trở thành bắt buộc và cấp thiết cho ngành nông nghiệp nước ta.

Niên Hồ