3 lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng đến thương mại điện tử

Những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và ‘học máy’ (deep learning) đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta sử dụng nó ngay trong vô thức: Trí tuệ nhân tạo giúp tăng sức mạnh cho công cụ tìm kiếm của Google, xe hơi tự lái của Tesla, trợ lý giọng nói của Apple và các gợi ý mua sắm của Amazon.

Tác động của trí thông minh nhân tạo trong bán lẻ và thương mại điện tử cũng đang tăng lên.

Trong khi những người khổng lồ thương mại điện tử như Amazon, Walmart và eBay đã sử dụng những khả năng này đằng sau hậu trường trong nhiều năm, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng có thể học theo.

Thuật toán công nghệ và trí tuệ nhân tạo có thể là những công cụ cực kỳ hữu ích để tăng doanh thu và tối ưu hóa các khía cạnh khác nhau của hoạt động thương mại điện tử, từ định giá đến lập kế hoạch cung ứng nhu cầu.

Đây là 3 ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ này.

1. Giá cả

Ngành bán lẻ trực tuyến ngày nay đang thay đổi nhanh chóng và đưa ra những thách thức mới đối với những công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử.

Các thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, đến mức giá của từng sản phẩm riêng biệt phải thay đổi thường xuyên để đáp ứng với sự năng động của thị trường.

Vì vậy, ngay cả đối với một con buôn lớn trực tuyến với vài trăm “đơn vị lưu kho” (SKUs, Stock-Keeping-Units) mà liên tục điều chỉnh giá sẽ trở thành một thách thức.

Định giá lại hàng hóa một cách chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Amazon, nơi mà người bán liên tục cạnh tranh để mua Amazon Buy Box (vì tất cả sản phẩm được bán trên Amazon luôn được giao và đóng gói trong 1 chiếc hộp carton “box” và Amazon cho phép người bán cùng 1 sản phẩm.

Khi đơn vị bán hàng nào có giá cạnh tranh và uy tín sẽ dành được đánh giá này từ Amazon) - một vị trí thèm muốn để đảm bảo doanh số bán hàng và đạt doanh thu cao.

Để dành vị trí này cho người xứng đáng, Amazon sử dụng thuật toán tinh vi để đánh giá các chỉ số hiệu suất của người bán như xếp hạng, đánh giá của khách hàng, vận chuyển, giá cả và chất lượng dịch vụ.

Vì những lý do này, việc định giá tối ưu hàng hóa trên Amazon yêu cầu người bán phải bỏ nhiều công hơn.

 Trí tuệ nhân tạo giải quyết vấn đề này bằng cách định giá lại hàng hóa bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp liên tục đánh giá thị trường năng động và thay đổi trong môi trường cạnh tranh.

2. Lập kế hoạch quản lý kho

Quản lý hàng tồn kho trên các kênh là một trong những lo lắng lớn nhất đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Việc hết hàng là ác mộng, vì phải mất nhiều ngày để bổ sung sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Mặt khác, việc tồn đọng quá nhiều cũng tăng vốn và rủi ro kinh doanh.

Vấn đề với dự báo tốc độ hàng tồn kho trong một thị trường thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh là cần thiết.

Một quan điểm nhìn xa thực hiện với sự trợ giúp của công nghệ “Báo cáo thông minh” truyền thống (Business Intelligence - là một tập hợp các kỹ thuật và các công cụ cho việc mua lại và chuyển đổi dữ liệu thô thành các thông tin cho phân tích kinh doanh) không còn nữa.

Để đạt hiệu quả, các nhà bán lẻ phải sử dụng dự báo nhu cầu chính xác và phân tích dự đoán.

Trí tuệ nhân tạo và các thuật toán có thể giúp việc dự báo tốc độ đặt hàng. Chúng có thể xác định các yếu tố chính và giám sát các tác động để mô tả chính xác tốc độ của các đơn hàng và yêu cầu về hàng tồn kho.

Cái hay của của hệ thống là chúng thông minh hơn theo thời gian và cho phép các doanh nghiệp dự đoán chính xác các nhu cầu về hàng tồn.

3. Quản lý phân loại

Khía cạnh quan trọng khác của hoạt động bán lẻ là quản lý các loại sản phẩm - đâu là những sản phẩm để tiếp tục bán, sản phẩm bổ sung và ngưng sản phẩm nào. Giống như lập kế hoạch tồn kho, kế hoạch phân loại đòi hỏi một sự dự báo tốt.

Bên phân phối cần theo dõi xu hướng thị trường và nhu cầu thay đổi để hiểu được khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Mặc dù một người có thể phân tích hiệu suất của các sản phẩm và các danh mục trong quá khứ, dự báo chính xác đòi hỏi một mô hình thuật toán tinh vi.

Nó phải đánh giá mối quan hệ giữa các sản phẩm, ảnh hưởng của các sự kiện khác nhau, và tác động của cạnh tranh và giá cả.

Các tập đoàn khổng lồ như Amazon và Walmart liên tục theo dõi việc phân loại sản phẩm và có một đội ngũ các nhà phân tích dữ liệu dành riêng cho nhiệm vụ này.

Lần đầu tiên, những tính năng tiến bộ này hiện có sẵn cho các công ty thương mại điện tử khởi nghiệp, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ phát triển trí tuệ nhân tạo và các thuật toán.

Suy cho cùng

Cái hay của thương mại trực tuyến là nó được số hóa hoàn toàn. Tất cả các dữ liệu từ các hoạt động, thị trường, và sự cạnh tranh có thể được hợp nhất và phân tích.

Nó có thể được kiểm tra lịch sử giao dịch và bây giờ với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo và khả năng dự báo tốt.

Bây giờ là thời của các doanh nghiệp thương mại điện tử trở nên thông minh hơn và đạt được năng suất hoạt động xuất sắc.

Phần hậu cần từng là năng lực cốt lõi của lĩnh vực bán lẻ; ngày nay, các thuật toán liên tục nén dữ liệu, dự đoán các xu hướng thị trường, và đáp ứng với những thay đổi trong thời gian thực. Những tiến bộ như vậy chỉ có thể tạo bởi trí tuệ nhân tạo.

Jo (Theo venturebeat)