Nhìn lại 80 giờ giải cứu 12 công nhân trong hầm thủy điện Lâm Đồng

Giải cứu luôn là những nhiệm vụ khó khăn. Cuộc giải cứu đội bóng nhí Thái Lan hiện nay đang rơi vào tình thế hết sức khó xử, và cần rất nhiều thời gian. Việt Nam cũng từng có một cuộc giải cứu khó khăn như vậy, khi mỗi hành động của đội giải cứu đều phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng.

sap ham 2_ZZMB.jpg.ashx.jpg
 

11 năm thi công và 1 ngày định mệnh

Dự án thủy điện Đạ Dâng ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với tổng đầu tư khoảng 474 tỷ đồng, công suất thiết kế 22 MW, và sản lượng điện trung bình hằng năm dự tính là 109,27 triệu kWh, được khởi công từ tháng 12-2003. Đây là một hầm thủy điện quy mô vừa, được dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2006.

Tuy nhiên, do địa chất quá kém, cụ thể là có nhiều lớp đá quá cứng và cấu trúc không vững chắc, nhiều nhà thầu đã phải bỏ dở, làm dự án đã trễ hạn 8 năm.

Sự việc định mệnh xảy ra lúc 7 giờ sáng ngày 16/12/2014, khi hơn 30 công nhân quê ở vùng Bắc Trung Bộ đang thi công 100m cuối cùng trong cái lạnh 15 độ. Các công nhân đang làm dầm sắt thép chuẩn bị đổ bêtông và bơm nước, bất ngờ hàng trăm mét khối đất đá đổ sập xuống.

20 người may mắn chạy kịp ra bên ngoài, 12 người khác bị kẹt lại bên trong, trong đó có 1 công nhân nữ. Họ bị một lớp đất đá dày khoảng 30-40m cô lập với bên ngoài. Vị trí bị sập cách cửa hầm khoảng 500m và cách đỉnh đồi khoảng 70m.

tinhhoa.net-IsE4y8-20141217-sap-ham-thuy-dien-o-lam-dong-truyen-sua-ung-cuu-12-nan-nhan.jpg
 

13 giờ đồng hồ không một tín hiệu – Lạnh, Tối, Đói, Khó thở và Ý chí lung lạc

Ngay sau vụ tai nạn, đội cứu hộ cùng lực lượng y tế tổng cộng khoảng 200 người đã được điều đến hiện trường. Nỗ lực đầu tiên của đội cứu hộ là bơm oxi vào bên trong hầm hy vọng kéo dài sự sống cho các nạn nhân.

Để làm được vậy, cần phải khoan một đường ống nhỏ, xuyên qua lớp đá chắn ngang. Tuy nhiên lớp đá rất cứng và dày, trời thì mưa nặng hạt, gây cản trở cho việc đưa máy móc và khoan.

2 tiếng đồng hồ, đội cứu hộ khoan vào sâu 10m, chưa có dấu hiệu chạm được đầu bên kia. Gần 4 tiếng sau, họ đã khoan được 18m nhưng mũi khoan đụng phải đá cứng, việc khoan phải dừng lại. Mọi chuyện đang rất khó khăn.

tinhhoa.net-akZUEI-20141217-sap-ham-thuy-dien-o-lam-dong-truyen-sua-ung-cuu-12-nan-nhan.jpg

Tính từ lúc xảy ra tai nạn 12 giờ đã trôi qua, oxi vẫn chưa được bơm vào, tính mạng của công nhân bên trong vẫn chưa rõ thế nào. Đội cứu hộ đang tìm mọi cách để tiếp cận được với nạn nhân, mọi công tác đều gấp rút và khẩn trương, ai nấy đều lo lắng.

Bên trong nơi mắc kẹt hoàn toàn tối đen, không một tín hiệu, không có nước uống, không có thức ăn, không khí đang loãng dần và rất lạnh. Nước cũng đang có dấu hiệu dâng lên, tâm trí của 12 nạn nhân ai cũng đều hoảng loạn. Những ý nghĩ tiêu cực dần xuất hiện.

Vào 19h45, điều kỳ diệu đã xuất hiện, sau 26m khoan, đội cứu hộ đã chạm được đầu bên kia.

Những người cứu hộ hét to: "Mọi người ơi! Có ai nghe thấy gì không?". Không có một tiếng trả lời, không khí quanh khu cứu hộ trùng xuống. Bất ngờ: "Chúng tôi an toàn, chúng tôi an toàn" - giọng một thanh niên từ bên trong vọng ra. Những người ở ngoài nhảy cẫng lên, ôm chầm lấy nhau.

Công tác duy trì sự sống cho 12 người công nhân

Sau khi tiếp được oxi vào trong, đội cứu hộ khoan thêm 1 đường ống nữa để tiếp thực phẩm là sữa vào cháo loãng, đến đây mọi người có thể yên tâm được 1 phần.

Tuy nhiên, không khí Lâm Đồng càng về đêm càng lạnh, nếu để lâu hơn có thể làm giảm thân nhiệt gây nguy hiểm đến tính mạng. Nguy hiểm hơn, nước bên trong hầm đang dâng lên ngày một cao.

Một đường ống thứ 3 được khoan để hút nước từ trong chỗ kẹt ra ngoài, cố gắng làm giảm tiến trình nước ngập hầm càng lâu càng tốt.

Đội cứu hộ cũng khoan thêm 2 mũi khoan, 1 từ trên đỉnh núi xuống và 1 từ phía sau đường hầm. Mũi khoan từ phía sau đường kính 10,5cm nhằm tạo sự thông thoáng, cung cấp oxy và hút nước trong hầm. Mũi khoan trên đỉnh núi xuống, đường kính 11,6cm cũng tương tự, cung cấp ánh sáng, khí oxy, đưa quần áo ấm cho 12 người bên trong.

Nhưng đến sáng ngày 18/12/2014, 2 mũi khoan này vẫn chưa được hoàn thành do đá cứng dẫn đến nhiều lần cháy khoan, hoặc phải khoan lại từ đầu. Lúc này, các nạn nhân bên trong nói vọng ra bên ngoài: “Chúng tôi rất lạnh”, “nước đến ngang lưng”, “sức khoẻ mọi người yếu dần”…

Truyền sữa xuống khu bị sập

Truyền sữa xuống khu bị sập

Ngày 19/12/2014, mũi khoan từ trên đỉnh hoàn toàn thất bại. May mắn thay, mũi khoan từ phía sau đã đến được nơi, rút hết nước ra khỏi hầm. Tạm thời sự sống của 12 người công nhân đã được đảm bảo 1 phần, nhưng thử thách chính vẫn là làm sao để cứu họ ra.

70 giờ khoan hầm, khoan núi giải cứu nạn nhân

Song song với công tác duy trì sự sống cho 12 nạn nhân, 2 đường hầm phụ phía trái và phải, dọc theo đường hầm chính được thực hiện. Đào 2 đường hầm là để dự phòng, đường nào ít trở ngại hơn, tiếp cận đến được vị trí các nạn nhân nhanh hơn thì sẽ đưa họ ra bằng đường đó.

Tuy nhiên việc thi công 2 đường hầm cũng không kém phần nguy hiểm. Đoạn hầm dẫn từ miệng hầm đến vị trí bị sập có hiện tượng rỉ nước càng gia tăng. Vừa đào đội thi công phải vừa gia cố trần và vách để tránh sập hầm, nhưng chưa thể đảm bảo…

Nhiều đoạn có lớp đá cứng phải sử dụng mìn om. Đây là loại mìn chỉ có sức phá huỷ 1 khối đá, với điều kiện xung quanh phải đủ cứng, tránh sụp, lún, nên không thể sử dụng bừa bãi được. Đội kỹ sư đo đạc, vẽ bản đồ hầm phải hoạt động hết công suất để đảm bảo không có sơ xuất xảy ra.

Trải qua hàng loạt khó khăn, may mắn cũng xảy đến. Khi đào ngách bên tay trái được 14m (dự kiến 30m), nhóm công binh bất ngờ thấy một lỗ thủng nên đánh tạt sang và phát hiện ra đoạn hầm mà 12 người công nhân đang trú ẩn.

16h30 ngày 19/12, sau 70 giờ đào hầm, và hơn 80 giờ kể từ lúc xảy ra tai nạn, toàn bộ các nạn nhân được giải cứu. 12 người công nhân với vẻ mặt bàng hoàng và mệt mỏi, đã có thể an tâm và nghỉ ngơi. Họ lập tức được chuyển vào bệnh viện để hồi sức và theo dõi.

1-giay-phut-1424075201096-42-0-379-660-crop-1424075474732.jpg

600 con người có mặt tại hiện trường gồm đội cứu hộ, lực lượng y tế, báo chí và người thân vỡ òa trong niềm vui, tạo nên một cảnh tượng vô cùng xúc động.

"Lúc đó ai trong chúng tôi cũng muốn chết cho nhanh chứ không muốn như thế này, kéo dài nữa” – anh Nguyễn Văn Quang (một nạn nhân) kể lại. Trước khi giải cứu thành công, rất ít người lạc quan về số phận của 12 người công nhân. Nhưng qua từng bước cứu hộ được thực hiện, hy vọng lại càng được hé mở thêm 1 chút và cuối cùng điều kỳ diệu cũng đã xảy ra.

Surphi10