Grab đã nghênh chiến Go-Việt như thế nào


Ngày 7/9, Go-Việt bất ngờ thông báo không áp dụng chương trình khuyến mãi ở Thành phố Hồ Chí Minh vào giờ cao điểm. Thông báo này không khác gì 1 lời tuyên bố chấp nhận vị thế yếu hơn của Go-Việt với Grab. Cùng với đó là những diễn biến không thuận lợi cho Go-Jek ở cả thị trường Việt Nam và sân nhà Indonesia, liệu Go-Jek đã chịu thua sớm và sẽ buông xuôi Go-Việt?

tai-xe-grab-va-go-viet.jpg
 

Cuộc tiến công của Go-Jek vào Việt Nam bị Grab đáp trả bằng 1 chiến lược toàn diện

Ngày 1/8, Go-Jek chính thức gia nhập thị trường Thành phố Hồ Chí Minh với cái tên Go-Việt, trong bối cảnh Grab là kẻ thống lĩnh thị trường Ứng dụng gọi xe ở Việt Nam.

Grab cũng là kẻ thống lĩnh thị trường Đông Nam Á, và chỉ chịu thua duy nhất ở Indonesia - nơi Go-Jek là ứng dụng quốc dân.

Chỉ sau 3 ngày gia nhập, Go-Việt đã tuyên bố chiếm được 10% thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.

Tất nhiên sau một cuộc chiến dài hơi với Uber, Grab không muốn có thêm 1 cuộc chiến dai dẳng với Go-Việt.

Họ đã phản ứng rất mãnh liệt với 3 đòn tấn công, tạo thành 1 chiến lược phản công toàn diện, hy vọng đánh nhanh thắng nhanh:

 

1: Grab đối đầu trực tiếp với Go-Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh

Khi mới gia nhập, Go-Việt khuyến mãi chỉ 5.000 đồng cho 8km, Grab liền tung khuyến mãi chỉ 2.000 đồng cho 8km. Sang đầu tháng 9, Go-Việt tăng giá lên 9.000 đồng, Grab cũng điều chỉnh giá lên 5.000 đồng - luôn luôn thấp hơn Go-Việt.

Grab thể hiện 1 thông điệp rõ ràng: "Chúng tôi sẵn sàng cho 1 cuộc chiến về giá. Để xem ai nhiều tiền hơn?".

Và tất nhiên ai cũng biết Grab nhiều tiền hơn Go-Việt: Grab hiện đang được định giá 10 tỷ USD, trong khi Go-Jek chỉ là 5 tỷ USD.

Khi Grab tung khuyến mãi đáp trả lần đầu, việc tăng trưởng của Go-Việt lập tức trở nên chậm chạp hơn hẳn. Và khi Go-Việt tỏ ra nhượng bộ vào ngày 7/9: dừng khuyến mãi vào giờ cao điểm, nhiều khách hàng ngay lập tức quay trở lại với Grab.

Các bác tài của Go-Việt trải nghiệm tình trạng này rõ ràng nhất khi khách hàng giảm xuống trông thấy, không ít những ý kiến thất vọng xuất hiện.

Chưa gia nhập được bao lâu, Go-Việt vấp phải 1 chướng ngại khổng lồ. Giờ đây họ phải tìm 1 lợi thế cạnh tranh khác để đối đầu với Grab, cũng như thu hút khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

2: Grab chặn đầu Go-Việt tại Hà Nội

Nếu như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Grab chậm chân hơn Go-Việt 1 chút trong việc tung ra khuyến mãi, làm cho màu áo đỏ lác đác xuất hiện trên đường phố. Thì ở Hà Nội, Grab muốn diệt màu đỏ này từ trong trứng nước.

2902_2.jpg

Grab tỏ ra rằng mình không phải 1 người bị động. Họ tung ra các khuyến mãi nhẹ nhàng: 15.000 đồng / chuyến đi khi thanh toán qua Grabpay trong vòng 1 tuần, và chỉ cần hoàn thành 6 chuyến GrabBike, khách sẽ được đi với giá chỉ 2.000đ/chuyến cho 30 chuyến.

Với nước đi này Grab đạt được 3 mục đích: Thứ nhất, họ hâm nóng lại lòng trung thành của khách hàng, và khi khách hàng sử dụng GrabPay, khách hàng sẽ tham gia sâu hơn cùng với Grab và khó thay đổi lòng trung thành hơn.

Thứ hai, họ muốn truyền đi một thông điệp với các tài xế: viễn cảnh ở Hà Nội rồi cũng như ở Thành phố Hồ Chí Minh, nếu từ bỏ Grab qua Go-Việt họ sẽ có thể chịu thiệt hại lớn. Và cuối cùng, họ muốn nối với Go-Việt rằng: chúng tôi đã sẵn sàng ở Hà Nội.

Theo kế hoạch, Go-Việt sẽ tham gia vào Hà Nội. Nhưng với sự chuẩn bị sẵn của Grab, Go-Việt phải làm sao để giành được khách hàng và thu hút tài xế đây?

Có lẽ sẽ rất khó khăn khi so với màn ra mắt ở Thành phố Hồ Chí Minh.

 

3: Grab chặn đường lui của Go-Việt tại Indonesia

Khi đối thủ đang tấn công, cũng là lúc họ để lộ điểm yếu. Grab muốn nhân cơ hội Go-Jek tiến quân sang Việt Nam để thâu tóm luôn thị trường Indonesia - sân nhà của Go-Jek. Grab mới đây đã tuyên bố: 2 tỷ USD mà họ mới gọi thành công ngày 2/8 sẽ chủ yếu được sử dụng cho cuộc chiến ở thị trường Indonesia.

https _s3-ap-northeast-1.amazonaws.com_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_images_6_5_6_5_13605656-3-eng-GB_20180409_grab-and-gojek-thumb-and-main.jpg

Và cũng rất nguy kịch của Go-Jek, theo một báo cáo mới đây của ABI Research, một công ty nghiên cứu của Mỹ, Grab hiện giờ đã trở thành kẻ thống lĩnh ở thị trường gọi xe ở Indonesia với 62% thị phần.

Go-Jek chắc chắn không hề vui với báo cáo này. Năm ngoái, CEO của Go-Jek đã phát biểu rằng: Go-Jek chắc chắn đang đứng đầu thị trường Indonesia với 50% thị phần cuốc xe chở khách và 95% thị phần chuyển phát đồ ăn. Ai lại ngờ mọi chuyện lại diễn ra nhanh như vậy, và với 2 tỷ USD mới nhất, biết đâu Go-Jek sẽ hoàn toàn biến mất tại Indonesia?

Go-Jek kẹt trong 1 thế tiến thoái lưỡng nan: nên đánh tiếp hay nên rút quân về thủ? Nếu không chịu mang quân về thủ, rất có thể họ sẽ mất thị trường quê hương vĩnh viễn. Nếu rút quân về ngay bây giờ, họ cũng tự đưa mình vào thế co cụm ở quê nhà, chỉ tồn tại chứ không thể phát triển. Đánh tiếp thì cũng chẳng mấy dễ dàng với đòn chặn đầu của Grab.

Ngoài 3 mũi tiến công của Grab, Go-Việt cũng tỏ ra rằng họ chưa hiểu rõ về thị trường Việt Nam, khi có những chính sách với tài xế rất lóng ngóng.

Doi ngu tai xe Go-Viet 2.jpg

Chính sách thưởng tiền trên mỗi cuốc cho tài xế bị các tài xế lợi dụng: Họ giúp nhau tạo các cuốc ảo chỉ vài trăm mét để nhận được tiền thưởng, và đạt chỉ tiêu.

Chỉ với mánh khoé này, các tài xế đã có thể nhận được hơn 7 triệu/tháng, làm họ không còn mặt mà với các cuốc xe xa của khách hàng đặt. Sau đó, Go-Việt đối phó bằng việc dùng định vị GDP để khóa các tài khoản đáng ngờ, thì lại dẫn đến những rắc rối khác: nhiều tài xế bị khoá tài khoản oan và họ không nhận cuốc ngắn nữa.

Nhìn chung, con đường của Go-Việt tại Việt Nam đang khá tối. Nếu không vì đòn hở sườn mà lui quân về, thì việc tiếp tục phát triển ở Việt Nam cũng không mấy thuận lợi. Vậy,

Con đường nào cho Go-Việt tại Việt Nam?

Bất chấp mọi tín hiệu tiêu cực, lãnh đạo Go-Việt vẫn tiết lộ rằng họ đã nắm 35% thị phần xe 2 bánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Go-Việt đã có hơn 1,5 triệu lượt cài đặt trong vòng 6 tuần tại đây.

Chưa biết thông tin này đúng hay sai, nhưng ta có thể thấy sự ủng hộ của người Việt Nam đối với Go-Việt thể hiện mong muốn 1 dịch vụ đủ mạnh để cạnh tranh với Grab. Họ đã quá ngán ngẩm tình trạng độc quyền của Grab. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng lẫn tài xế mới là người hưởng lợi nhất

Đây chính là lợi thế lớn nhất mà Go-Việt đang có. Có lẽ họ nên tập trung khai thác lợi thế này hơn nữa, xây dựng một hình ảnh thương hiệu gây nhiều cảm tình với người Việt. Thay vì chạy theo cuộc chiến về giá không có điểm dừng với gã nhà giàu Grab.

Go-Việt khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái có GoCar, GoPay, GoFood, thậm chí là đi chợ hộ, làm đẹp tại nhà,... Trong đó, GoFood chắc hẳn là mảng tiềm năng nhất khi Go-Jek đang thống trị thị trường này ở Indonesia - họ có đủ kinh nghiệm. Và độ lớn của thị trường giao đồ ăn cũng lớn không cần phải nói, cộng với tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh.

Ngay mới đây, chiều ngày 12/9, Go-Việt đã có lễ ra quân ở Hà Nội. Chúng ta hãy đón xem diễn biến sắp tới của cuộc chiến hấp dẫn này.

Surphi10

Xem thêm

 

Bài viếtdmsttin tức, grab